Vertu Phá Sản ? Nguyên Nhân Và Cái Kết Cho Gã Khổng Lồ ? - GoldKarat
Được xếp hạng 0 5 sao
Lượt xem: 8939

Vertu Phá Sản ? Nguyên Nhân Và Cái Kết Cho Gã Khổng Lồ ?

ĐÁNH GIÁ 5 SAO

Là thương hiệu con của tập đoàn Nokia đến từ Nhật Bản, Vertu từ lâu được biết đến là một kẻ chịu chơi khi những sản phẩm họ mang lại luôn hướng đến đối tượng khách hàng cao cấp. Điện thoại mà họ làm ra được coi là một vật dụng trang sức nhiều hơn khi chúng luôn có mức giá “trên trời” tuy nhiên tính năng lại chẳng khác nào một chiếc “cục gạch”. Tuy nhiên, mấy ai ngờ rằng đằng sau vẻ hào nhoáng, hãng điện thoại này đã phải đổi chủ đến 3 lần chỉ trong vòng 5 năm nhưng vẫn không thoát khỏi số phận đã định sẵn. Vậy thì hôm nay, hãy cùng mình điểm lại những yếu tố khiến cho Vertu sa sút và bị đẩy đến bờ vực phá sản nhé.

Trước khi vào nội dung chính thì mình sẽ đưa ra mức giá cho chiếc điện thoại đắt nhất đến từ Vertu để các bạn biết hãng điện thoại này “khủng” đến mức nào

Vertu Signature Cobra Limited Edition – 1,1 triệu USD (Khoảng 26 tỉ đồng)

Mức giá “trên trời”

Ra đời từ năm 1998 với triết lý của kẻ “ngông”, thương hiệu này luôn có tôn chỉ rằng “chỉ” làm điện thoại cho người giàu: “Nếu người dùng có thể bỏ ra hàng chục ngàn USD để mua 1 món trang sức, tại sao không thể bỏ ra số tiền tương tự để mua 1 chiếc điện thoại di động?”. Tin tưởng vào chân lý đó, điện thoại của Vertu luôn được gắn mác là siêu đắt khi chúng có giá từ vài nghìn USD cho đến vài chục nghìn USD (Tức khoảng vài trăm triệu đồng). Ngay ở giai đoạn sản xuất và lắp ráp, Vertu đã rất tỉ mỉ và chăm chút cho đứa con cưng của mình đến từng đường nét. Thậm chí ngay cả những thành phần kim loại được coi là xa xỉ bậc nhất cũng có thể được tìm thấy trên những chiếc điện thoại này.

Nếu như tại thời điểm hiện tại, con số vài nghìn USD có thể không quá to nhưng ở năm 1998 thì đó có thể là một con số khổng lồ. Bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc xe hơi hay thậm chí là một ngôi nhà. Vì lẽ đó, sản phẩm của Vertu ngay từ khi ra mắt đã rất kén khách hàng. Đối tượng người mua của họ thường chỉ tập trung chủ yếu vào doanh nhân hay những người quá thừa tiền không biết dùng chúng vào mục đích gì. Và kể từ khi smartphone ra đời, chúng có thể coi là những cái gai trong mắt khi đã cướp đi những nguồn khách hàng vốn đã ít ỏi của Vertu. Ngay sau đó là sự phát triển của thế giới điện thoại thông minh khiến cho gã nhà giàu đến từ Nhật Bản không kịp trở tay và hệ quả là dẫn đến bờ vực sụp đổ.

Có một sự bảo thủ không hề nhẹ

Mặc dù sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng được coi là bậc nhất trên thế giới nhưng chỉ vậy cũng không thể cứu vớt được con tàu mang tên Vertu chìm dần vào sự khủng hoảng. Chỉ tập trung vào vẻ bề ngoài mà quên đi những thứ cốt lõi bên trong sản phẩm của mình khiến cho Vertu ngày càng thụt lùi về mặt công nghệ so với các đối thủ khác. Hệ điều hành và hệ thống quá tệ khi những chiếc điện thoại này gần như chẳng thể làm được gì ngoài những tính năng nghe gọi. Ở thời điểm công nghệ phát triển như vũ bão, tin tức cập nhật hàng ngày, thậm chí nếu chỉ rời bỏ chiếc smartphone khoảng vài phút thôi cũng có thể khiến người ta trở nên “tối cổ”. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là liệu có doanh nhân nào chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn như vậy để rước một “cục gạch” bằng vàng về trong khi họ có thể chọn lựa nhiều loại trang sức khác vừa tinh tế vừa dễ “khoe” hơn rất nhiều.

Trong suốt chiều dài lịch sử, công nghệ luôn luôn phát triển và thay đổi theo thời gian nhưng chỉ mình Vertu vẫn vậy, vẫn giữ vững cái quan điểm cứng nhắc là trở thành một thương hiệu khác biệt. Và sự bảo thủ đó đã từng ngày giết chết chính họ. Trong khi các hãng khác luôn hướng đến sự tiện lợi và thực dụng nhất có thể thì Vertu lại đi ngược lại. 15 năm qua, họ vẫn giậm chân tại chỗ với những phần mềm và ứng dụng lạc hậu. Thậm chí họ vẫn trung thành với nhà máy lắp ráp thủ công với chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy theo dây chuyền.

Trước đây, Apple được biết đến là chỉ làm những sản phẩm cao cấp hướng đến người dùng cao cấp, nhưng họ nhận ra rằng rất nhiều người muốn sở hữu sản phẩm của mình nhưng không phải ai cũng đủ kinh phí. Và rồi chiếc iPhone SE với mức giá dễ chịu hơn ra đời giúp Táo khuyết mở rộng phân khúc khách hàng. Rõ ràng đến ông lớn như Apple còn phải thay đổi để theo kịp thị trường nhưng Vertu thì không, họ vẫn cố chấp theo đuổi ý tưởng ban đầu mà họ đã xây dựng trong hơn một thập kỷ qua. Từ đó tự tay loại chính mình ra khỏi thương trường đầy khốc liệt, cuối cùng điều tất yếu cũng phải đến, họ “chết” vì họ quá khác biệt.

Người chủ mới đầy rắc rối

Theo trang Telegraph, Uzan là một gia tộc đã có điều tiếng xấu trong việc kinh doanh thương mại, họ đã từng bị chính ” cha đẻ ” của Vertu là Nokia đưa ra toà vào năm 2002. Trước đó, Uzan cũng từng mượn tiền của Nokia và Motorola nhằm mục đích xây dựng nhà mạng Telsim vào năm 1994, mở đường cho Vodafone kinh doanh thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ .Gia tộc Uzan trước đây cũng từng nắm giữ nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau, trong đó có cả ngân hàng nhà nước và nhiều trạm phát sóng. Nhưng sau những vụ bê bối kể trên, họ mở màn mất dần uy tín vào năm 2003 .Trong khi đó, Vertu sau khi được mua lại bởi Godin Holdings không có sự chuyển biến đáng kể vì thị trường điện thoại cảm ứng ngày càng quyết liệt, kể cả ở phân khúc dành riêng cho giới thượng lưu .Godin Holdings chẳng thu lại được một đồng doanh thu nào trong thương vụ làm ăn mua lại hãng điện thoại cảm ứng hạng sang này, và … họ đã hết kiên trì với Vertu .Đồng thời lúc này, gia tộc Uzan đang muốn tìm lại hào quang xưa, họ tin rằng Vertu sẽ giúp họ hiện thực hoá điều đó. Vậy nên thương vụ làm ăn mua và bán Vertu đã được diễn ra giữa Godin Holdings và gia tộc Uzan .

hakan_uzan_800x450Chân dung người chủ mới của Vertu, ông Hakan Uzan. ( Nguồn ảnh : sozcu)

Tại sao Vertu lại bị bán 3 lần

Nếu lần thứ 3 Vertu bị bán cho Hakan Uzan là bởi lí do Godin Holdings đã hết kiên nhẫn với sự đầu tư không như mong muốn, thì lần đầu tiên bị bán của hãng điện thoại cao cấp này diễn ra vì lí do… thiếu tiền.

Vào năm 2012, theo trang The Verge, khi Nokia đang dần gặp khó khăn, họ không chỉ quyết định đóng cửa mảng nghiên cứu công nghệ, sa thải 10 ngàn nhân viên mà còn bán lại Vertu cho quỹ đầu tư EQT của Thuỵ Điển với cái giá 200 triệu Euro để cứu vãn tài chính. Trong thương vụ này, Nokia được giữ lại 10% cổ phần của Vertu.

Những tưởng về chủ mới Vertu sẽ tốt hơn, nhưng chỉ ba năm sau (2015), Vertu tiếp tục đánh dấu cột mốc buồn trong lịch sử của họ. Vertu một lần nữa bị EQT bán lại cho quỹ đầu tư Godin Holdings và một “nhà đầu tư giấu tên” với cái giá không được tiết lộ và nguyên nhân Vertu bị bán cũng được giấu kín.


✨ Goldkarat tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam về Chế Tác – Sửa Chữa đồng hồ chính hãng quy mô chuyên nghiệp nhất – nơi hội tụ các kỹ sư giỏi – xưởng CNC với máy móc hiện đại bậc nhất.

✨ Goldkarat CHUYÊN CUNG CẤP – CHẾ TÁC – SỬA CHỮA các dòng: HUBLOT – ROLEX – FRANCK – VERTU – XOR – IPHONE ( khung vàng khối ) – TRANG SỨC

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *