Đồng Hồ Cơ ( Automatic) Là Gì, Nguyên Lý Hoạt Động Của Đồng Hồ Cơ ? - GoldKarat
Được xếp hạng 0 5 sao
Lượt xem: 2780

Đồng Hồ Cơ ( Automatic) Là Gì, Nguyên Lý Hoạt Động Của Đồng Hồ Cơ ?

ĐÁNH GIÁ 5 SAO

​Đồng hồ cơ cỗ máy cực kỳ phức tạp và tinh xảo, là niềm tự hào của ngành kỹ thuật cơ khí và công nghệ chế tác đồng hồ. Nếu bạn cũng muốn biết cấu tạo đồng hồ cơ như thế nào khác với đồng hồ quartz ở chỗ được vận hành bằng một và vận hành ra sao, thì hãy xem tiếp nhé!

Lịch sử hình thành đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ là gì? Các loại đồng hồ cơ phổ biến trên thị trường

Đồng hồ cơ (còn gọi là đồng hồ máy cơ) là loại đồng hồ đeo tay được lắp ráp hoàn toàn từ các chi tiết thuần cơ khí, hoạt động dựa trên nguồn năng lượng dưới dạng cơ năng do dây cót sinh ra. Khác với các loại đồng hồ khác, đồng hồ cơ không sử dụng pin hay bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Đồng hồ cơ được phát minh bởi một tu sĩ người Ý vào năm 1275. Ban đầu cỗ máy này rất cồng kềnh, về sau được thu gọn lại và trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cỗ máy ấy đã gần hoàn thiện như ngày nay. Đây cũng là mốc thời gian đánh dấu thời đại của của đồng hồ đeo tay sử dụng cỗ máy nhỏ hơn, mỏng hơn và có cơ chế tự động lên dây.

Dựa vào cách lên dây cót mà người ta chia thành 3 loại đồng hồ cơ:

– Đồng hồ Handwinding (lên dây cót bằng tay): là đồng hồ cơ phải lên cót bằng tay, bằng cách vặn núm để dây cót cuộn chặt lại trong hộp cót tạo năng lượng cho đồng hồ. Với loại đồng hồ này, người dùng phải thường xuyên lên dây cót, tùy vào từng loại đồng hồ, có loại trữ cót được 1 ngày, có loại được vài ngày.

Đồng hồ lên cót bằng tay

Đồng hồ lên dây cót bằng tay

– Đồng Hồ Automatic (lên dây cót tự động): dựa theo nguyên lý tự động lên dây cót bằng hoạt động của cổ tay người dùng. Chỉ cần đeo đồng hồ trên tay và hoạt động bình thường thì bánh đà sẽ quay và truyền đến những bánh xe truyền và tự xoay nắp ổ cót, phải đeo đồng hồ lên tay khoảng 8 tiếng một ngày.

– Đồng hồ vừa lên cót tay, vừa lên cót tự động: đây là dạng đồng hồ tích hợp cả hai tính năng tự động và lên dây cót, vì thế nếu bạn không đeo đủ thời gian để đồng hồ trữ cót, bạn có thể vặn núm để tạo ra năng lượng cho bộ máy có thể hoạt động tuần tự.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Trung bình, một chiếc đồng hồ cơ được chế tác hoàn thiện thiện phải sử dụng đến hàng trăm chi tiết cơ khí khác nhau, được lắp ráp trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo thành một cỗ máy hoàn thiện, có khả năng tạo ra năng lượng để kim đồng hồ chuyển động.

Cấu tạo đồng hồ cơ 

Như đã nói ở trên, máy đồng hồ cơ được chia ra làm nhiều loại, bao gồm máy tự động và máy lên cót tay. Tuy nhiên, dù là loại máy nào, thì cũng phải có những bộ phận sau:

Núm chỉnh giờ: Núm vặn chỉnh thời gian được đặt ngay bên cạnh đồng hồ, phía bên tay phải, để cho người dùng dễ dàng điều chỉnh thời gian hoặc lên dây cót cho đồng hồ.

Dây cót: Được làm bằng một lá thép rất mỏng, dài và mềm. Dây sẽ cuộn tròn quanh trục và được bảo vệ bởi hộp tang trống. Khi lên cót dây sẽ thu lại và khi sử dụng chúng sẽ dần trở về vị trí ban đầu. Nhờ vậy mà những bánh răng ở hộp tang trống có thể vận hành, đưa năng lượng đến toàn bộ hệ thống bánh răng.

Bánh răng trung tâm: Là chiếc bánh răng đầu tiên tiếp xúc với hộp tang trống, nằm ở trung tâm. Bánh răng này sẽ phải mất 12 giờ để quay hết một vòng, nên nó được gắn với kim giờ trên mặt số đồng hồ.

Bánh răng trung gian: Là chiếc bánh răng tiếp theo trong hệ thống, có tên gọi khác là bánh răng thứ 3.

Bánh răng thứ tư: Chiếc bánh răng này được sắp xếp ở chính giữa hoặc vị trí 6 giờ và mất đến 1 phút để quay hết một vòng, do đó, nó thường được gắn với kim giây.

Bánh răng hồi: Là bánh răng cuối cùng trong hệ thống, đảm nhận vai trò giải phóng năng lượng được truyền tới từ hộp cót, thông qua các bánh răng tới cần gạt mức. Chiếc bánh răng này có hình dáng khá đặc biệt, là một trong những chi tiết phức tạp nhất, có khả năng chịu được rung chấn trung bình 21600 lần/giờ.

Bánh lắc: hoạt động dựa trên cơ cấu hồi, biến chuyển động của bánh răng thành năng lượng, từ đó, điều khiển tốc độ chạy của đồng hồ. Để điều chỉnh tốc độ này, chúng ta có thể điều chỉnh con ốc hoặc cần gạt gắn trên bánh lắc và dây tóc

Dây tóc: Bộ phận này được làm từ vật liệu có tính đàn hồi cao, để không bị giãn trong một khoảng thời gian dài. Dây tóc cũng có 4 loại, tương ứng là 4 tần số dao động 18000, 21000, 28800 và 36000. Tần số dây tóc của bộ máy càng cao thì càng hiển thị thời gian chính xác.

Chân kính: Đa phần chân kính đều được làm từ đá quý, nên giúp bộ máy trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ cao cả hơn của bộ phận này là giảm ma sát giữa các linh kiện đồng hồ. Mỗi một bộ máy sẽ được trang bị số lượng chân kính khác nhau, vật liệu sản xuất cũng không giống nhau, ví dụ như thạch anh, ruby, kim cương,…

Rotor: Cấu tạo đồng hồ Automatic bắt buộc phải có rotor, là miếng kim loại hình bán nguyệt, gắn liền với trung tâm cỗ máy và có khả năng xoay tự do 360 độ khi tay di chuyển. Rotor sẽ được kết nối với dây cót bằng bánh răng, khi chuyển động, nó từ tự cuộn dây cót, tạo ra năng lượng cho đồng hồ. Sau đ khi dây cót đã được cuộn đủ, rotor sẽ rời ra ngay vì được trang bị một bộ ly hợp.

cau-tao-cua-dong-ho-co

Cấu tạo bộ máy đồng hồ cơ là vô cùng phức tạp

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ thủ công:

Người dùng lên dây cót thông qua núm điều chỉnh sau đó năng lượng được truyền tới bánh răng cuộn, rồi truyền tới cơ cấu bánh cóc. Cơ cấu bánh cóc sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ giúp dây cót (lò xo) cuộn chặt. Sau đó năng lượng sinh ra trong bộ máy đồng hồ đến từ việc kéo giãn dây cót và việc kéo giãn này phải được tiến hành chậm rãi.

Dây cót được nối với bộ bánh xe trung tâm sau đó bánh xe gai truyền lực theo dạng dao động đều đến đòn bẩy, đòn bẩy đón nhận đủ năng lượng cần thiết cho bánh xe cân bằng.

Đòn bẩy xoay quanh trục giúp bánh xe cân bằng đập hoặc dao động theo chuyển động tròn lúc này sợi tóc nằm bên trong bánh xe cân bằng có tác dụng kiểm soát dao động giúp bánh xe cân bằng hoạt động ổn định và chính xác.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-dong-ho-co

Đồng hồ cơ vận hành nhịp nhàng, uyển chuyển

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ automatic:

Đồng hồ chuyển động dựa vào việc bạn đeo đồng hồ và chuyển động cổ tay thường xuyên. Dao động của cổ tay sẽ giúp cho bánh đà (rotor) trong đồng hồ tự động di chuyển tạo nên năng lượng mà không cần phải lên dây cót. Năng lượng từ bánh đà sẽ chuyển hóa xuống cầu nối, cầu nối sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận năng lượng của bánh đà thông qua các bánh răng truyền xuống bánh xe cân bằng và dây tóc.

Những ưu điểm và hạn chế của đồng hồ cơ

Không có cỗ máy nào được chế tạo hoàn hảo về mọi mặt, thông thường ưu điểm sẽ nhiều hơn và nhược điểm là rất nhỏ, người dùng có thể chấp nhận được. Đồng hồ cơ cũng vậy, dù sở hữu rất nhiều điểm mạnh, nhưng vì sự phức tạp trong chế tạo mà để lại những khuyết điểm nho nhỏ, hãy cùng Goldkarat  xem nhé!

Ưu điểm

  • Thiết kế tinh xảo, sang trọng mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
  • Vận hành không cần pin nên không cần băn khoăn tới việc thay pin cho đồng hồ.
  • Tuổi thọ cao.
  • Kim giây có sự chuyển động mượt mà tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cao nhất.
  • Tuổi thọ của đồng hồ cơ cao nên sẽ trở thành món quà có giá trị nhất dành cho người mà bạn trân quý.

Nhược điểm

  • Thường xuyên phải lên giây cót đối với loại đồng hồ cơ thủ công, trung bình 1 lần/ngày để đảm bảo tính chính xác.
  • Đồng hồ cơ khá nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài môi trường nên nếu không sử dụng và bảo quản đúng cách dễ gây chết đồng hồ.
  • Độ chính xác giảm dần theo thời gian. Sau khoảng 5 năm thì bạn nên đi bảo hành và điều chỉnh lại cho chính xác nhất.
  • Giá thành cao.
  • Chính vì sự phức tạp của mình mà đồng hồ cơ cũng khó sửa chữa hơn so với đồng hồ pin, chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện cũng không hề rẻ.

cac-bo-phan-dong-ho-co

Cấu tạo đồng hồ cơ đeo tay rất phức tạp nên khó sửa chữa, chi phí cao

Vì sao chúng ta nên chọn đồng hồ cơ?

Đồng hồ cơ là món phụ kiện giá trị cao làm nên sự hãnh diện và tự hào cho người đeo. Chính vì thế những người sành đồng hồ thường lựa chọn đồng hồ cơ.

Đồng hồ cơ được chế tác bởi bàn tay của thợ lành nghề và tài hoa bậc nhất trên thế giới nên chúng có vẻ đẹp tinh xảo, cuốn hút. Ngoài ra, chất lượng của đồng hồ cơ còn được khẳng định qua quá trình nghiên cứu, phát triển lâu năm để mang lại trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng.

Khi đeo đồng hồ cơ bạn sẽ có xu hướng tự tin hơn khi giao tiếp, gây thiện cảm với người đối diện và dễ đạt được nhiều thành công trong công việc.

Trên đây là chi tiết cấu tạo của đồng hồ cơ tinh xảo mà bất cứ người mê đồng hồ nào cũng muốn sở hữu một lần. Để có thể được một bộ máy vận hành trơn tru, xuất sắc như ngày hôm nay, những người thợ đồng hồ đã mất hàng thế kỷ để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Nếu bạn cũng muốn sở hữu một cỗ máy như vậy, hãy đến với showroom Goldkarat ngay hôm nay!

————————————————————————————————————————————————————
✨ Goldkarat tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam về Chế Tác – Sửa Chữa đồng hồ chính hãng quy mô chuyên nghiệp nhất – nơi hội tụ các kỹ sư giỏi – xưởng CNC với máy móc hiện đại bậc nhất.
✨ Goldkarat CHUYÊN CUNG CẤP – CHẾ TÁC – SỬA CHỮA các dòng: HUBLOT – ROLEX – FRANCK – PATEK PHILIPPE – VERTU – XOR – IPHONE ( khung vàng khối ) – TRANG SỨC
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *