Đồng hồ automatic có cần lên dây cót không ? - GoldKarat
Được xếp hạng 0 5 sao
Lượt xem: 1300

Đồng hồ automatic có cần lên dây cót không ?

ĐÁNH GIÁ 5 SAO

Để sử dụng đồng hồ cơ, hoặc người dùng phải đeo thường xuyên (ít nhất 8 tiếng mỗi ngày) hoặc lên dây cót thủ công bằng cách xoay núm vặn. Thế nhưng vẫn còn không ít người mới sử dụng sẽ không biết đồng hồ automatic có cần lên dây cót không và khi nạp đầy năng lượng, nó chạy được bao lâu? Tất cả sẽ được giải đáp.

Đồng hồ cơ tự động chạy được bao lâu?

Thời gian đồng hồ tự động (đồng hồ cơ lộ máy) hoạt động phụ thuộc vào thời gian bạn đeo đồng hồ và khả năng trữ cót của bộ máy. Hầu hết đồng hồ tự động (đồng hồ cơ lộ máy) có thể chạy được 40-50 giờ, một số loại đồng hồ cơ cao cấp có thể chạy trong nhiều ngày thậm chí nhiều tuần.

Thời gian chạy tối thiểu của đa số đồng hồ khi được đeo hoặc lên dây cót thường xuyên là 38 giờ. Phần lớn đồng hồ tự động hiện đại chạy được từ 40 đến 50 giờ, với mức dự trữ năng lượng phổ biến nhất là 48 giờ.

Đây là thời gian đồng hồ chạy khi bộ phận trữ cót đầy sau đó nhả ra hoàn toàn. Nếu bạn đeo đồng hồ liên tục hoặc lên dây cót thường xuyên thì thời gian đồng hồ chạy lâu hơn.

Bộ phận cót trong đồng hồ cơ

Đeo càng lâu, đồng hồ cơ tự động chạy càng lâu cho đến khi đạt được mức dự trữ năng lượng tối đa tức đầy cót. Khi đầy cót, bạn có đeo thêm thì đồng hồ cũng chỉ hoạt động đúng thời gian trữ cót của nó. 

Theo nguyên tắc chung cho tất cả các loại đồng hồ automatic bất kể thương hiệu hay quốc gia sản xuất, để đồng hồ automatic chạy được khoảng 1 ngày, bạn cần phải đeo đủ 8 tiếng (có thể không đeo liên tục, miễn sao đủ 8 tiếng).

Bộ máy đồng hồ cơ

Thời gian đồng hồ Automatic chạy sau khi lên dây tối đa còn được gọi bằng thuật ngữ Power Reserve nghĩa là dự trữ năng lượng, còn gọi là thời gian trữ cót. Thời gian trữ cót càng lâu giúp bạn không cần phải đeo đồng hồ liên tục mà đồng hồ vẫn hoạt động bình thường.

Các nhà sản xuất đồng hồ đang ngày càng hoàn thiện bộ máy để thời gian đồng hồ chạy được lâu hơn:

  • Tissot, Certina, and Hamilton sử dụng bộ máy Powermatic 80 trên một số đồng hồ gần đây cho thời gian trữ cót lên lới 80 giờ.
  • Rolex and Tudor với bộ máy GMT Master II hoặc Black Bay Fifty-Eight có thời gian trữ cót là 70 giờ.

Đồng hồ Automatic có cần lên dây cót không ?

Các khái niệm trong bài viết: automatic (cơ chế lên dây cót tự động) và handwinding (cơ chế lên dây cót thủ công).

Câu trả lời đồng hồ automatic có cần lên dây cót không phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên, xem thử đồng hồ của bạn có hỗ trợ thêm cơ chế này hay không.

●  Trường hợp 1: Đồng hồ không hỗ trợ cơ chế lên dây cót thủ công

Xác định xem đồng hồ  của bạn có hỗ trợ cơ chế lên dây cót thủ công hay công bằng cách xoay núm vặn, nếu núm vặn không xoay được và kim vẫn giữ nguyên vị trí thì đồng nghĩa với việc đồng hồ của bạn chỉ lên tự động được mà thôi.

Việc đồng hồ automatic có cần lên dây cót không sẽ phụ thuộc nhiều vào sản phẩm đó đang sử dụng bộ máy nào, tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng khi đa phần những dòng máy hiện đại đều có trang bị handwinding rất tiện lợi

Tại sao ta phải kiểm tra như vậy? Mặc dù handwinding không thật sự quý hiếm nhưng trên thực tế, vẫn có một số phiên bản đồng hồ cơ giá rẻ hiện nay không có hand winding và người dùng buộc phải đeo để đồng hồ lên cót.

●  Trường hợp 2: Đồng hồ có hỗ trợ cơ chế lên dây cót thủ công

Nếu xoay núm được và kim giây chạy thì đồng hồ của bạn vừa lên dây cót tự động, vừa hỗ trợ lên dây cót thủ công.

  • Bước 1: Tháo đồng hồ ra khỏi tay. Xác định vị trí núm chỉnh giờ.
  •  Bước 2: Tay trái giữ chặt mặt đồng hồ và tay phải tiến hành vặn núm. Tránh lên dây cót quá căng, sẽ dẫn tới đứt cót, ảnh hưởng tới đồng hồ. Có một số loại đồng hồ sẽ phải rút chốt để lên cót tay.

Đến đây, có nhiều người hỏi rằng lên dây cót đồng hồ cơ theo chiều nào là đúng nhất? Lên dây cót đồng hồ cơ bao nhiêu vòng là đủ? Câu trả lời đó là vặn theo chiều kim đồng hồ (từ dưới lên trên) và hãy vặn cho đến khi đạt 20 – 40 vòng, mỗi lần vặn là nửa vòng.

Đồng hồ automatic có cần lên dây cót không? Chạy bao lâu? - Ảnh: 4

Cách lên dây đồng hồ Automatic và đồng hồ Manual

Tùy vào tần suất sử dụng, cách thức bảo quản của mỗi người cũng quyết định đến việc lên cót thủ công hay không. Quá trình này khá đơn giản

Tuy nhiên, tần suất sử dụng sẽ quyết định đến việc đồng hồ automatic có cần lên dây cót không. Cụ thể:

☑ Sử dụng hằng ngày: Vì cơ chế lên dây cót tự động khá nhạy nên nếu bạn đeo đồng hồ thường xuyên mỗi ngày thì không cần phải lên dây cót thủ công.

☑ Sử dụng thỉnh thoảng: Đối với người sử dụng không thường xuyên thì cách 1-2 ngày, bạn phải lên dây cót thủ công để nạp năng lượng cho đồng hồ. Mỗi lần như vậy thì xoay núm vặn 20-30 lần hoặc xoay đến khi nào cứng núm thì ngưng.

☑ Sử dụng rất ít: Đối với người có quá nhiều đồng hồ và lâu lâu sử dụng một lần thì nên mua hộp đồng hồ xoay

Sử dụng phụ kiện hỗ trợ như hộp xoay đồng hồ

Tại sao phải lên dây cót thường xuyên ?

☑ Để cung cấp năng lượng mỗi ngày cho đồng hồ hoạt động: Khác với máy quartz là sử dụng năng lượng sẵn có bên trong pin (tuổi thọ lên đến 1-2 năm) thì với máy cơ, bạn phải lên dây cót thường xuyên.

Đồng hồ automatic có cần lên dây cót không? Chạy bao lâu? - Ảnh: 3

Cứ xoay núm vặn từ 20-30 vòng thì máy cơ sẽ nạp đủ năng lượng trong khoảng 24 giờ sử dụng. Và thời gian trữ cót thực tế có thể thấp hơn mức hãng đưa ra tùy theo tần suất sử dụng. Đồng hồ càng nhiều tính năng sẽ càng tiêu tốn năng lượng

 

☑ Hạn chế đứng máy và duy trì độ ổn định cho đồng hồ: Việc ngừng lên cót sẽ dẫn đến đồng hồ không có năng lượng và đứng máy. Tuy nhiên, linh kiện cơ khí ổn định khi và chỉ chỉ hoạt động không bị gián đoạn.

☑ Để không phải tùy chỉnh thời gian quá nhiều lần: Nếu cứ mỗi lần hết cót, đồng hồ ngừng chạy thì người dùng phải tùy chỉnh giờ trước khi đeo. Do đó, nếu duy trì năng lượng đầy đủ thì bạn không phải tốn thời gian chỉnh quá nhiều lần.

Một số lưu ý khi lên dây cót đồng hồ cơ

Để lên dây cót đồng hồ đúng cách, giúp hạn chế các hư hỏng bên trong đồng hồ cơ thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên lên dây cót đồng hồ quá chặt: Khi lên dây cót, bạn hãy vặn núm dây cót đến khi bạn cảm nhận được độ chặt vừa đủ thì dừng lại, tránh việc căng quá mức làm đứt dây cót.
  • Không nên lên dây cót trong lúc đeo đồng hồ trên tay: Bạn lưu ý hãy tháo đồng hồ ra khỏi tay trước khi lên dây cót nhé. Nếu bạn lên dây cót trong lúc đeo đồng hồ thì chẳng những sẽ khiến bạn thao tác khó khăn mà còn làm lệch núm xoay của đồng hồ.
  • Nên đặt 1 khoảng thời gian cố định để lên dây cót: Chẳng hạn mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, trước khi đi ngủ,… để tránh việc quên lên dây cót.
  • Bạn vẫn có thể lên dây cót thủ công đối với đồng hồ Automatic: Ở một số mẫu đồng hồ cơ Automatic cũng sẽ có trang bị núm vặn dây cót. Nếu không có, bạn cũng có thể cầm đồng hồ lên và lắc nhẹ 20 – 40 lần cho dây cót lên tự động.
  • Thường xuyên kiểm tra năng lượng dự trữ của đồng hồ: Vì năng lượng lưu trữ trong đồng hồ cơ không vĩnh viễn, nên nếu bạn không sử dụng trong thời gian dài thì đồng hồ sẽ ngưng hoạt động. Do đó, bạn cũng nên kiểm tra trạng thái của đồng hồ thường xuyên.

Cách xử lý khi đồng hồ bị chết máy ?

Một trường hợp cũng thường xuyên xảy ra là đồng hồ cơ bị chết máy (đứng máy) do lâu ngày không sử dụng, không lên dây cót. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, chỉ là đồng hồ tạm đứng máy mà thôi.

Chỉ cần đeo đồng hồ lên tay, di chuyển qua lại hoặc xoay núm vặn (nếu có handwinding) thì đồng hồ sẽ hoạt động lại bình thường. Và trước khi sử dụng, bạn nên chỉnh lại thời gian thực tế cho chính xác hơn.

Tuy nhiên như đã nói, bạn không nên để tình trạng đồng hồ đứng máy diễn ra liên tục, điều này ảnh hưởng không tốt đến cơ chế bên trong. Còn nếu lên cót mà đồng hồ vẫn đứng thì đến trung tâm bảo hành gần nhất để được hỗ trợ.

Các lưu ý chung để sử dụng đồng hồ đúng cách

Do cơ chế lắp ráp đặc biệt, đồng hồ automatic sẽ có những lưu ý riêng như:

☑ Tránh rơi rớt bởi máy cơ chịu lực khá yếu, không sử dụng đồng hồ cơ khi chơi những môn thể thao quá mạnh (ngoại trừ một số mẫu chuyên dụng).

☑ Nên lau dầu đồng hồ định kỳ 2-4 năm một lần, việc này bôi trơn các linh kiện và giúp bộ máy hoạt động trơn tru hơn sau thời gian dài.

Nên sử dụng đồng hồ automatic theo khuyến cáo để tránh những lỗi hỏng vặt

☑ Không cho đồng hồ tiếp xúc với những nơi từ trường mạnh như loa thùng, tivi,… vì chúng làm ảnh hưởng đến độ chính xác thời gian.

☑ Tránh nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ngưỡng nhiệt độ tối ưu là nằm trong khoảng từ 5 đến 40 độ C.

☑ Cuối cùng, mức độ sai số của máy cơ luôn cao hơn máy quartz hoặc năng lượng ánh sáng nên bạn cần xem và chỉnh lại hợp lý nếu cần thiết.

☑ Cụ thể, độ sai số của đồng hồ cơ dao động trong khoảng cho phép là ± 30s mỗi ngày (tương đương trên dưới 5 phút mỗi tháng).

Bài viết trên đã hướng dẫn bạn những cách lên dây cót cho đồng hồ cơ nhanh và chuẩn nhất. Hi vọng bạn sẽ thực hiện thành công!

————————————————————————————————————————————————————
✨ Goldkarat tự hào là địa chỉ đầu tiên tại Việt Nam về Chế Tác – Sửa Chữa đồng hồ chính hãng quy mô chuyên nghiệp nhất – nơi hội tụ các kỹ sư giỏi – xưởng CNC với máy móc hiện đại bậc nhất.
✨ Goldkarat CHUYÊN CUNG CẤP – CHẾ TÁC – SỬA CHỮA các dòng: HUBLOT – ROLEX – FRANCK – PATEK PHILIPPE – VERTU – XOR – IPHONE ( khung vàng khối ) – TRANG SỨC
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *